Dự án có tổng diện tích 200 m2, 6 tấng
THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ TRỌ CHO THUÊ



THIẾT KẾ CẤU CHUNG CƯ MINI ĐỂ CHO THUÊ
CHỌN SƠ BỘ TIẾT DIỆN KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP

SÀN
Sàn là cấu kiện chịu uốn theo phương nằm ngang của công trình.
Chiều dày của sàn được chọn dựa theo công thức:
Hb = (D/m)*L1
Trong đó:
- D = 0,8 ÷ 1,4 phụ thuộc vào tải trọng, tải trọng lớn thì lấy D lớn và ngược lại.
- Bản loại dầm lấy m=30 đến 35.
- Bản kê 4 cạnh lấy m=40 đến 45.
- L1: Cạnh ngắn của ô bản
Lưu ý
Trong một mặt bằng sàn tầng, chiều dày sàn có thể khác nhau, tuy nhiên để đơn giản và thiên về an toàn, nếu các ô sàn chọn sơ bộ theo tính toán có kích thước gần giống nhau thì tốt nhất nên chọn giá trị lớn nhất, cùng lắm nên chọn 2 đến 3 loại tiết diện.
DẦM (Dầm chính và Dầm phụ)
Dầm chính là dầm có kích thước lớn nhất trong các dầm, dầm chính nhất định là dầm đi qua cột, vách (có nghĩa là các cấu kiện chịu nén), gác lên cột hoặc vách và đỡ các dầm phụ.
Đối với nhiều trường hợp, dầm chính được quan niệm là dầm theo phương chịu lực chính của ngôi nhà, hay gọi là dầm khung. Nếu hiểu theo nghĩa chịu lực thì dầm chính chịu nhiều lực hơn dầm phụ nhiều vì dầm chính là dầm gánh đỡ dầm phụ, có thể cái nay lại là chính của cái kia, nhưng lại là phụ của cái khác. Cách hiểu chuẩn nhất để chia dầm chính, dầm phụ là tải trọng mà dầm phải chịu. Nếu không gác lên cột thì đích thị là dầm phụ 100%, dầm phụ là dầm không gác lên các cấu kiện chịu nén mà lại gác lên cấu kiện chịu uốn, xoắn. Bản chất của việc phân chia dầm chính dầm phụ là để tính toán chịu lực, để gán lực từ dầm phụ sang dầm chính, mặt khác còn để chọn tiết diện cho dầm sao cho dầm chính có độ cứng lớn hơn nhiều so với dàm phụ. Nếu tất cả các dầm đều gác lên cột, trừ dầm ban công, dầm phụ cầu thang, nên sẽ không chia ra dầm chính dầm phụ dựa trên hình học mà sẽ dựa trên chịu lực của mỗi dầm qua việc phân tải dầm nào chịu nhiều tải thì tiết diện sẽ lớn và ngược lại. Chọn tiết diện thế nào là do mỗi người, chọn tiết diện to quá thì thép ít, mất kiến trúc, ít thép quá cũng nguy. Chọn tiết diện nhỏ quá thì thép nhiều, lãng phí, mà nhiều thép quá hay ít thép quá đều chết cả, phá hoại giòn.Tuy nhiên ở đây chẳng cần quan tâm chính phụ làm gì nữa, nếu chạy Sap 2000, Etabs không gian thì nó tự tính ra, còn nếu bạn dồn tải bằng tay thì mới cần biết cái nào đè lên cái nào.
Đối với dầm chính:
h = (1/10 ~ 1/15)*L
Đối với dầm phụ:
h = (1/15 ~ 1/20) * L
b = (0,3 ~ 0,5)*h
Trong đó:
- L là nhịp dầm.
CỘT
Đối với cột: Cột cùng với vách là cấu kiện chịu nén chính (có thể nén chính tâm hoặc lệch tâm tùy thuộc vào vị trí cột trong nhà và tải trọng gây ra moment lêch tâm) của ngôi nhà, nhận tải trọng từ sàn, và hệ dầm truyền xuống từ mái tới móng nhà.
b*h = (1,2 ~ 1,5)*N/Rb
b = (0,25 ~ 1)*h
Trong đó
- N là lực dọc,
- Rb là cường độ chịu nén tính toán của cột.
Lực dọc có thể lấy bằng= (diện chịu tải mỗi tầng) * (số tầng) * (tải trọng trên 1 mét vuông sàn). Trong đó tải trọng trên 1 mét vuông sàn có thể lấy bằng 1,2T/m2 (thông thường có thể chọn trong khoảng 1,0 đến 1,4 T/m2). Con số 1,2 đến 1,5 là hệ số kể đến ảnh hưởng của mômen uốn, độ mảnh của cột, hàm lượng cốt thép, lấy tùy thuộc vào vị trí của cột. Khi ảnh hưởng của mômen là bé thì lấy k bé và ngược lại.
MÓNG
Đối với móng cọc:
Số cọc:
n = N / [P]
Trong đó:
- N là lực dọc đã đề cập ở phần cột.
- [P] là sức chịu tải của mỗi cọc.
Tốt nhất trong các khoảng giá trị kích thước kết cấu nằm ở giá trị giữa.
Bạn nên lưu ý thật sâu sắc rằng các công thức trên do tôi nêu ra hay trong giáo trình của các tác giả đều là các công thức tính toán sơ bộ, mang tính kinh nghiệm, không phải là chân lý, không chính xác tuyệt đối.
Sau khi phân tích xong nội lực và tính toán cốt thép, kiểm tra các điều kiện về độ võng và chuyển vị, mới có quyết định cuối cùng về kích thước cấu kiện.
NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM MÓNG THANG MÁY CHUNG CƯ MINI CHO THUÊ
- Hiểu biết sơ bộ khi làm Móng thang máy chung cư mini cho thuê là gì?Hố Pít thang máy (còn gọi là móng thang máy): Móng thang máy nói chung và móng thang máy nhà dân nói riêng là phần giếng thang phía dưới mặt sàn tầng dừng thấp nhất. Thường được thiết kế nằm ở vị trí âm so với mặt đất. Vì vậy sẽ chịu tác động của các mạch nước thường là các mạch nước ngầm tự nhiên trong lòng đất hay là nước thải sinh hoạt của các công trình xây dựng. Do đó quá trình thiết kế xây dựng phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật để luôn giữ cho hố móng thang máy không bị thấm nước và luôn khô ráo. Đảm bảo sự an toàn cho các thiết bị lắp đặt bên dưới hố móng.
Thi công hố móng thang máy - Một số lưu ý, kinh nghiệm khi làm móng thang máy nhà dânKhi tiến hành thi công thang máy nhà dân, chủ đầu tư, đơn vị thi công cần nên lưu ý một số tiêu chí để đảm bảo những yêu cầu về thiết kế cũng như thi công hoàn thiện. Chủ đầu tư cần nắm vững một số yêu cầu đảm bảo các tiêu chuẩn về kết cấu
Khi thi công nhà trọn gói, nếu thực hiện thi công thang máy thì cần phải bảo đảm các yêu cầu tiêu chuẩn về mặt kết cấu như sau:
Độ bền của móng hố thang máy nhà dânTheo tiêu chuẩn TCVN 6395: 2008 đối với THANG MÁY ĐIỆN- YÊU CẦU AN TOÀN VỀ CẤU TẠO VÀ LẮP ĐẶT có quy định rất chặt chẽ về kỹ thuật để đảm bảo chất lượng hạng mục công trình:- Sàn của hố thang máy phải có khả năng chịu lực tác dụng của ray dẫn hướng. Trừ các ray dẫn hướng kiểu treo khối lượng tính bằng kilogam của các ray dẫn hướng công với phản lực,tính bằng niuton tại thời điểm hoạt động của bộ hãm an toàn.
- Sàn của hố thang máy phải có khả năng chịu lực tác dụng của thiết bị giảm chấn, cabin.Trong trương hợp đặc biệt phải bố trí hố PIT phía trên khoảng không gian có thể có người qua lại, thì phải bảo đảm các điều kiện sau:
- Sàn hố PIT phải chịu được tải trọng không nhỏ hơn 5000N/m2 .
- Phải có một cột chống dưới vị trí bộ giảm chấn của đối trọng. Hoặc không phải trang bị bộ hãm an toàn cho đối trọng.
- Hố PIT phải có đường lên xuống an toàn ( các quai sắt chôn trong tường, thang tay cố định, bậc xây..) bố trí ở lối vào cửa tầng và không gây cản trở chuyển động hết hành trình của cabin hoặc đối trọng.
- Độ sâu của hố thang phải thích hợp, sao cho khi cabin đặt vị trí thấp nhất có thể ( khi giảm chấn đã bị nén hết) thì phải đáp ứng yêu cầu bắt buộc để đảm bảo các yếu tố an toàn.Xây dựng phương án chống thấm hiệu quảChống thấm hố thang máy là hạng mục chống thấm đặc biệt. Khác với các công trình chống thấm thông thường, chống thấm hố PIT thang máy còn phải tính toán đến lực tác động do hoạt động của các thiết bị thang máy gây ra như sự rung lắc của động cơ.
Xử lý chống thấm hố thang máy - Do vậy nếu không được sử lý chống thấm với phương án tốt nhất, nước sẽ thẩm thấu ngấm vào gây hư hỏng hệ thống máy móc, động cơ và các hệ thống điện.
- Anh hưởng tới tuổi thọ và kết cấu của công trình. Đặc biệt gây mất an toàn trong quá trình sử dụng và công tác bảo trì bảo dưỡng.
Cần xử lý chống thấm trước khi đi vào sử dụng các hạng mục để tránh xảy ra trường hợp thang máy đã được lắp đặt, công trình đi vào hoạt động bị ngấm nước. Khi đó việc xử lý rất phức tạp, mất nhiều thời gian và chi phí.
Kết luận:Như vậy, để thang máy nhà bạn thi công chính xác và duy trì tuổi thọ bạn nên chú ý thực hiện những lưu ý trên ngoài ra:
- Lựa chọn một đơn vị thiết kế và thi công có kinh nhiệm.
- Tuân thủ theo bản vẽ thiết kế và những lưu ý khi thi công